Thứ 6, 26/04/2024

Truy cập
Online: 5
Hôm nay: 248
Tất cả: 543,850
Câu hỏi 2

Câu hỏi:

Bác sỹ cho biết nguyên nhân nào gây ra đau chân trong thai kỳ và nên làm gì để khỏi đau chân?

Trả lời:

Đau chân là do những cơn co thắt cơ tự nhiên, không báo trước, thường xuất hiện một cách đặc thù ở vùng bắp chân, bàn chân hoặc cả hai. Tình trạng đau chân kiểu này rất hay gặp trong thai kỳ, thường đau nhiều vào ban đêm, trong thời gian ba tháng giữa và ba tháng cuối. Người ta không xác định rõ ràng được nguyên nhân của đau chân trong thai kỳ, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có thể có mối liên quan giữa đau chân với tình trạng tích luỹ nhiều acid lactic và acid pyruvic — cả hai loại acid này đều là sản phẩm chuyển hoá của chất bột đường xuất hiện trong tình trạng thiếu máu đến vùng chân.

Để có thể tránh được tình trạng đau chân, thai phụ có thể:

  • Tập duỗi thẳng các cơ bắp chân. Tập duỗi chân trước khi đi ngủ có thể giúp bạn tránh được đau chân. Đứng trước bức tường và cách bức tường một cánh tay, đặt hai bàn tay chống lên tường trước mặt bạn, di chuyển bàn chân phải đi lui sau bàn chân trái. Sau đó từ từ gập gối trái ra phía trước trong khi vẫn giữ yên đầu gối phải cho thẳng và gót chân phải vẫn chạm nền nhà. Giữ nguyên vị trí duỗi như thế trong 30 giây, chú ý thận trọng giữ cho lưng thẳng đứng và hông hướng về phía trước. Không xoay hai bàn chân vào trong hoặc ra ngoài và cố gắng không bấu chặt các ngón chân xuống nền nhà. Sau đó đổi chân và lập lại những động tác này.

  • Luôn vận động. Vận động cơ thể thường xuyên có thể giúp bạn tránh được đau chân trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn phải tham vấn ý kiến của bác sỹ trước khi bạn thực hiện mọi chương trình tập thể dục.

  • Uống bổ sung magnesium. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng việc uống thêm viên magnesium trước khi đi ngủ có thể giúp dự phòng đau chân. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc này. Bạn cũng có thể ăn nhiều thức ăn giàu magnesium như các loại hạt ngũ cốc, đậu, trái cây khô, hạt khô...

  • Uống nhiều nước để giúp cho cơ bắp của bạn được tưới máu tốt, tránh được đau chân. Nếu thấy nước tiểu có màu vàng đậm thì có lẽ bạn đã không uống được đủ nước cần thiết rồi đó.

  • Chọn giày dép phù hợp. Hãy luôn nhớ chọn giày dép tiện lợi, phù hợp, có tác dụng nâng đỡ bàn chân. Giày có ống cổ cao ôm trọn vùng cổ chân có thể hữu ích hơn giày thông thường.

Nếu xảy ra cơn đau chân, bạn hãy duỗi cơ bắp chân bên bị đau ra. Bạn có thể đi lại vài bước hoặc đung đưa chân và sau đó giơ cao chân lên (nếu đang nằm) để tránh không bị đau lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm nước nóng, ngâm chân trong chậu nước ấm hoặc massage chân bằng nước đá.

BAOTUYEN-women’s health



Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 5

Câu hỏi 4

Câu hỏi 3

xem thêm ...
 
Giờ khám bệnh
   

Từ thứ 2 đến thứ 6: Từ 17h

   

Thứ 7: Từ 9h đến 11h30

   

Chủ nhật và ngày lễ : khám theo hẹn

 
Đăng kí khám bệnh
   

- Điện thoại :  0903533927

Buổi sáng: 7:00 đến 11:30

Buổi chiều tối: từ 14:00 đến 20:00

- Địa chỉ : 21 Bế Văn Đàn, Đà Nẵng

 
Liên kết

Sở y tế đà nẵng

 

Quảng Cáo